Thứ năm 02/05/2024 17:13

Giải pháp nào để con lao động di cư được sống cùng cha mẹ?

Người lao động - Hà Vy

Tiền lương thấp ảnh hưởng đến quyết định sinh con của 72% người lao động. Đó cũng là lý do 17,6% người lao động di cư cho biết không sống cùng con dưới 18 tuổi.
Vay qua app, công nhân chịu lãi suất lên tới 730%/năm

Trường mầm non ở địa bàn khu công nghiệp chỉ đáp ứng 44,4% nhu cầu

Sau hơn 30 năm kể từ khi khu công nghiệp đầu tiên được thành lập, đến nay cả nước ta đã có gần 400 khu công nghiệp với hơn 4 triệu công nhân. Nhiều công nhân làm việc trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo từ khi tuổi đời còn rất trẻ và gắn bó đến khi lập gia đình và sinh con.

Khảo sát của Viện Công nhân và Công đoàn, tại Hà Nội và Đồng Nai, tỷ lệ công nhân lập gia đình, có con lên tới 60 - 70%. Nhu cầu về học tập của con em công nhân ở các bậc giáo dục mầm non, phổ thông cơ sở và phổ thông trung học là rất lớn.

Tuy nhiên, theo số liệu mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra, chỉ 28% trẻ dưới 36 tháng tuổi được đến trường. Còn Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cho biết, những nơi có khu công nghiệp, khu chế xuất đông lao động nhập cư, hệ thống trường mầm non chỉ đáp ứng 44,4% nhu cầu.

Hệ luỵ khi con công nhân khu công nghiệp thiếu trường học
TS. Phạm Thu Lan - Phó Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn phát biểu tại Hội thảo “Xây dựng môi trường an toàn, nâng cao chất lượng sống cho đoàn viên, người lao động”. Ảnh: Tô Thế

Thậm chí có thực tế, công nhân di cư “không có cơ hội” xin học cho con tại các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập do không có hộ khẩu thường trú.

Theo TS. Phạm Thu Lan - Phó Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn, mặc dù việc quy hoạch khu công nghiệp có tính tới xây dựng trường học nhưng không tính được đầy đủ và toàn diện về sự phát triển xã hội sau 20-30 năm, dẫn tới những vấn đề nảy sinh hiện nay và những hệ quả có thể chưa lường hết được.

Khó đủ đường

Khảo sát của Viện Công nhân và Công đoàn cũng cho thấy, hiện có một bộ phận công nhân khu công nghiệp phải gửi con về quê để đi làm.

Việc này giúp cho họ toàn tâm toàn ý cho công việc, ngay cả tăng ca tới khuya. Tuy nhiên, về lâu dài điều này tạo khoảng cách trong mối liên hệ giữa bố mẹ và con cái, mất đi cơ hội giáo dục, dạy dỗ và yêu thương.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra sự phát triển không tốt của trẻ em khi không sống cùng cha mẹ và đối mặt với nhiều nguy cơ như dễ bị lạm dụng, nguy cơ phạm tội vị thành niên, dễ bị rơi vào tệ nạn xã hội... Vì vậy, việc công nhân phải gửi con về quê là một vấn đề đáng quan tâm và chưa đánh giá được hậu quả xã hội về lâu dài.

Hệ luỵ khi con công nhân khu công nghiệp thiếu trường học
Các đại biểu dự Hội thảo cho rằng, an toàn của con công nhân là một trong những vấn đề cấp bách. Ảnh: Tô Thế

Ở địa bàn các khu công nghiệp, việc gửi trẻ ở các cơ sở tư nhân sẽ linh hoạt hơn về mặt thời gian – thuận lợi cho việc tăng ca, thay vì phải đưa đón theo giờ hành chính như hệ thống trường công lập. Song, với các cơ sở tư nhân uy tín và có chất lượng, chi phí thường cao nên không phải công nhân nào cũng có khả năng chi trả, đặc biệt với những người mẹ đơn thân.

Để có tiền gửi con, nhiều công nhân còn bán hàng online nhưng dễ ảnh hưởng tới công việc chính, giảm năng suất lao động, khó chăm sóc được con. Chưa kể việc biến nhà trọ thành kho hàng khiến không gian sống chật chội hơn…

Một số công nhân lựa chọn phương án gửi con cho hàng xóm hoặc nhờ người quen ở khu trọ trông hộ. Người trông không có kinh nghiệm nuôi dạy trẻ và không gian chật chội không phù hợp với nhu cầu được học tập, vui chơi để phát triển toàn diện như mong đợi.

Một số công nhân lại chọn để chồng hoặc vợ nghỉ việc ở nhà chăm con. Sự lựa chọn này buộc gánh nặng chi tiêu dồn hết lên vai một người trong khi thu nhập của họ cũng hạn chế.

Hệ luỵ khi con công nhân khu công nghiệp thiếu trường học
Nam công nhân ở nhà trông con chờ vợ đi làm về. Ảnh: Vnexpress.net

Để con ở nhà một mình là lựa chọn bất đắc dĩ khi công nhân không còn lựa chọn nào khác. Nhiều câu chuyện đau lòng đã được báo chí đưa tin khi để con ở nhà một mình như: rơi từ cửa sổ ban công, bỏng, đứt tay do nghịch dao hay uống nhầm hóa chất, cháy nổ, điệt giật…

Khảo sát đời sống, thu nhập, việc làm năm 2023 của Viện Công nhân và Công đoàn cho biết, tiền lương là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến quyết định lập gia đình của 53,7% người lao động và quyết định sinh con của 72% người lao động. Tiền lương cũng là lý do con cái không ở cùng cha mẹ khi có tới 17,6% người lao động cho biết không sống cùng con dưới 18 tuổi vì lý do tiền lương thấp.

Cần thay đổi cách tính lương tối thiểu để công nhân “đủ sống”

Chia sẻ tại Hội thảo “Xây dựng môi trường an toàn, nâng cao chất lượng sống cho đoàn viên, người lao động” ngày 17/4, TS. Phạm Thu Lan - Phó Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn cho rằng việc thiếu trường học ở các khu công nghiệp, khu chế xuất làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyền được phát triển đầy đủ của trẻ em.

TS. Phạm Thu Lan kiến nghị, trong điều kiện xã hội hóa giáo dục, việc thúc đẩy phát triển các trường học tư là cần thiết với điều kiện các trường phải đảm bảo chất lượng, đáp ứng yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Việc công nhân gửi con em ở các trường học, cơ sở giáo dục tư gần nơi làm việc cũng là giải pháp phù hợp. Tuy nhiên, để có điều kiện gửi con ở các trường học tư có chất lượng, an toàn, công nhân phải được đảm bảo mức lương đủ sống, được cập nhật và điều chỉnh phù hợp với điều kiện và tình hình đời sống cụ thể ở khu vực.

Theo lãnh đạo Viện Công nhân và Công đoàn, Việt Nam hiện nay đang tính mức lương tối thiểu theo chuẩn nghèo để giải quyết bài toán xóa đói giảm nghèo chứ chưa tính lương tối thiểu đảm bảo mức lương đủ sống, đảm bảo chi phí cho người phụ thuộc (trẻ em) và phù hợp với từng thời kỳ phát triển.

Đầu năm 2024, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đã họp chuyên gia về chính sách tiền lương, và đi đến kết luận các quốc gia cần thúc đẩy mức lương đủ sống. Kết luận của ILO nêu: “Thúc đẩy quá trình tăng dần từ mức lương tối thiểu lên mức lương đủ sống”.

Hệ luỵ khi con công nhân thiếu trường học
Công nhân tại Khu công nghiệp Bắc Thăng Long - Hà Nội. Ảnh: Minh Khôi

Theo TS. Phạm Thu Lan, lương tối thiểu của Việt Nam cần phải đảm bảo chi trả đủ nhu cầu học tối thiểu của con em họ, xét theo bối cảnh tình hình nhu cầu trường mầm non, mẫu giáo trên cả nước hiện nay. Vì vậy, Việt Nam cần nhanh chóng nghiên cứu thay đổi cách tính lương tối thiểu phù hợp với kết luận của ILO để đáp ứng nhu cầu cấp thiết của người lao động Việt Nam, đặc biệt là tầng lớp công nhân.

Trong khi mức lương tối thiểu theo quy định của nhà nước chưa đạt mức lương đủ sống để có thể trang trải chi phí cho người phụ thuộc (con em) ở mức đạt chuẩn, tổ chức Công đoàn cần phát huy vai trò thương lượng với người sử dụng lao động (NSDLĐ) về điều kiện gửi trẻ và chi phí gửi trẻ cho công nhân gần nơi làm việc nhằm đảm bảo điều kiện học hành cho con em công nhân cũng như để công nhân yên tâm làm việc. Hiện tại, công nhân phải tự lo chi phí, trong khi NSDLĐ chỉ hỗ trợ một khoản rất nhỏ, có nơi chỉ 100.000 đồng/cháu/tháng hoặc thậm chí có nơi chỉ 10.000 đồng/cháu/tháng, hầu như không quan tâm tới việc con công nhân được gửi ở đâu, trong điều kiện chăm sóc như thế nào.

Trong giai đoạn trước mắt, khi chưa thể mở rộng hệ thống trường công lập, Nhà nước cần ban hành chính sách hỗ trợ chi phí giáo dục cho con em công nhân di cư để khắc phục khó khăn, đảm bảo công nhân có đủ chi phí để gửi con tới cơ sở giáo dục, đào tạo có chất lượng và an toàn, đặc biệt ở cấp giáo dục mầm non.

Cũng theo TS. Phạm Thu Lan, Việt Nam đã phát triển các khu công nghiệp hơn 30 năm, nên hoàn toàn có thể tính được số lượng tối đa con công nhân có thể được sinh ra trên tổng diện tích làm việc của khu công nghiệp.

Do vậy, khi phê duyệt quy hoạch chi tiết các khu công nghiệp, cần quy hoạch đồng bộ cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng xã hội với công suất đáp ứng tối đa số lượng con công nhân có thể sinh ra trong một khoảng thời gian nhất định. Đối với các dự án đã được phê duyệt hoặc đã xây dựng mà thiếu đồng bộ thì cần rà soát, bổ sung đầu tư kịp thời.

Ngoài ra cần kêu gọi nguồn xã hội hoá giáo dục, vận động doanh nghiệp tham gia đóng góp nhằm xây dựng đủ cơ sở vật chất và trang bị các thiết bị, điều kiện học tập đồ dùng, đồ chơi phục vụ hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em được trang bị đầy đủ và đáp ứng được nhu cầu chăm sóc, giáo dục trẻ và phù hợp với quy mô của trường và các nhóm, lớp.

Thể lệ Cuộc thi CNVCLĐ tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động Thể lệ Cuộc thi CNVCLĐ tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động

Tổng LĐLĐ Việt Nam xây dựng Kế hoạch tổ chức Cuộc thi trực tuyến “Công nhân, viên chức, lao động tìm hiểu về công tác ...

Vụ sập mái kính khiến 4 công nhân thương vong: Thiếu dây đeo an toàn Vụ sập mái kính khiến 4 công nhân thương vong: Thiếu dây đeo an toàn

Liên quan đến vụ tai nạn lao động khiến 4 người thương vong tại một công trình thuộc quận Hoàn Kiếm, Hà Nội; chuyên gia ...

“Cây sáng kiến” của Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hoá “Cây sáng kiến” của Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hoá

Không ngừng học tập, lao động và sáng tạo, những năm qua, anh Lê Đức Vưỡng - Quản đốc xưởng sản xuất của Nhà máy ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Công nhân vệ sinh gồng mình làm việc giữa cái nắng thiêu đốt

Đời sống -

Công nhân vệ sinh gồng mình làm việc giữa cái nắng thiêu đốt

Dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, vất vả nhưng họ luôn cảm thấy tự hào bởi công việc mình làm đã góp phần làm cho môi trường thành phố thêm sạch đẹp...

Chia sẻ mất mát với gia đình các nạn nhân trong vụ nổ ở Đồng Nai

Người lao động -

Chia sẻ mất mát với gia đình các nạn nhân trong vụ nổ ở Đồng Nai

Trong ngày 1/5, UBND tỉnh Đồng Nai đã có báo báo gửi Thủ tướng Chính phủ và Thường trực Tỉnh ủy Đồng Nai về vụ tai nạn lao động. Đồng chí Võ Tấn Đức – Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai đã trực tiếp có mặt tại hiện trường từ rất sớm để chỉ đạo xử lý vụ việc…

Vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai: Lỗi kỹ thuật của lò hơi gây nổ

Người lao động -

Vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai: Lỗi kỹ thuật của lò hơi gây nổ

Theo Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đồng Nai, vụ nổ lò hơi làm 6 công nhân tử vong tại chỗ và 7 công nhân bị thương có nguyên nhân ban đầu là do lỗi kỹ thuật.

Vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai: Sức khoẻ các công nhân được cấp cứu ra sao?

An toàn, vệ sinh lao động -

Vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai: Sức khoẻ các công nhân được cấp cứu ra sao?

Có ít nhất 2/5 công nhân bị thương trong vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai đã được bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất chẩn đoán và chỉ định phẫu thuật sau khi hội chẩn do vết thương phức tạp.

6 người tử vong trong vụ tai nạn lao động nghiêm trọng ở Đồng Nai

An toàn, vệ sinh lao động -

6 người tử vong trong vụ tai nạn lao động nghiêm trọng ở Đồng Nai

Bước đầu cơ quan chức năng xác định có 6 người chết và 7 người bị thương trong vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng xảy tại một công ty sản xuất gỗ ở Đồng Nai.

Công nhân bị nợ lương bươn chải mưu sinh dịp lễ

Người lao động -

Công nhân bị nợ lương bươn chải mưu sinh dịp lễ

Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, nhiều công nhân Công ty Dệt Hoà Khánh (Đà Nẵng) vẫn bươn chải để có thu nhập trang trải cuộc sống.

Bản tin công nhân: Người lao động chọn gửi con ở quê sau dịp lễ Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Người lao động chọn gửi con ở quê sau dịp lễ

Bản tin công nhân ngày 1/5 gồm những nội dung: người lao động ở Bình Dương làm 2 ngày lễ có thu nhập bằng nửa tháng lương; Công nhân lập nhóm giúp đồng nghiệp khó khăn; Người lao động chọn gửi con ở quê sau dịp lễ; Hơn 7.300 trường hợp người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động...

Thời gian nghỉ thai sản người lao động có được tính nâng lương? Tôi công nhân

Thời gian nghỉ thai sản người lao động có được tính nâng lương?

Nếu doanh nghiệp và người lao động đã thống nhất tính thời gian thai sản vào thời gian làm việc xét nâng lương thì người lao động đang nghỉ thai sản sẽ được xem xét nâng lương theo đúng thỏa thuận ban đầu.

Talk Công đoàn: "Bắt đầu làm rồi thì hãy yêu lấy nó" Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: "Bắt đầu làm rồi thì hãy yêu lấy nó"

Talk Công đoàn là cuộc trò chuyện với đồng chí Bùi Thị Ngọc Thủy, Chủ tịch Liên đoàn Lao động quận Hoàng Mai.

Top 10 đơn vị dẫn đầu cuộc thi tìm hiểu công tác ATVSLĐ Infographic

Top 10 đơn vị dẫn đầu cuộc thi tìm hiểu công tác ATVSLĐ

Cuộc thi trực tuyến CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ do Ban Quan hệ lao động Tổng liên đoàn phối hợp với Tạp chí Lao động và Công đoàn tổ chức, diễn ra từ ngày 15/04/2024.
Bản tin công nhân: Lương cao gấp ba, nhiều công nhân tự nguyện làm việc xuyên lễ Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Lương cao gấp ba, nhiều công nhân tự nguyện làm việc xuyên lễ

Bản tin công nhân ngày 30/4 gồm những nội dung sau: Nhiều lao động Đồng Nai đón lễ tại nhà trọ để tiết kiệm chi phí; Giữa nghỉ lễ, hàng chục công nhân vẫn đội nắng nóng 40 độ đòi nợ BHXH; Lương cao gấp ba, nhiều công nhân tự nguyện làm việc xuyên lễ; Nghỉ lễ dài ngày, người lao động làm gì?

3 bước dễ dàng để tham gia Cuộc thi tìm hiểu công tác an toàn, vệ sinh lao động Video

3 bước dễ dàng để tham gia Cuộc thi tìm hiểu công tác an toàn, vệ sinh lao động

Cuộc thi "CNVCLĐ tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động" được tổ chức theo hình thức thi trực tuyến trên Tạp chí điện tử Lao động và Công đoàn (laodongcongdoan.vn).

Đọc thêm

Người lao động làm việc xuyên lễ trên công trường 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối

Đời sống -

Người lao động làm việc xuyên lễ trên công trường 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối

Gác lại kỳ nghỉ 30/4-1/5, hàng ngàn kỹ sư, công nhân đang miệt mài lao động trên công trường 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối để đưa dự án về đích đúng hẹn.

Vụ tai nạn lao động ở Yên Bái: Đừng để người lao động “tàn” đến “phế”

Người lao động -

Vụ tai nạn lao động ở Yên Bái: Đừng để người lao động “tàn” đến “phế”

Theo TS. Nguyễn Anh Thơ - Viện trưởng Viện Khoa học ATVSLĐ, đối với các trường hợp thương vong trong vụ tai nạn ở Công ty CP Xi măng và Khoáng sản Yên Bái, cần có chính sách ổn định tâm lý, sinh kế và hỗ trợ để người lao động (NLĐ) không trở thành tàn phế.

Công nhân với vòng luẩn quẩn rút bảo hiểm xã hội một lần

Đời sống -

Công nhân với vòng luẩn quẩn rút bảo hiểm xã hội một lần

Rút bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần nhưng chỉ đủ trang trải chi phí sinh hoạt trong 2 tháng, nữ công nhân chỉ biết than trời.

Công nhân làm xuyên lễ được tăng lương, tăng tiền ăn

Đời sống -

Công nhân làm xuyên lễ được tăng lương, tăng tiền ăn

Khối lượng công việc tương đương ngày thường trong khi tiền lương được chi trả lại cao hơn là lý do khiến nhiều công nhân hăng hái đăng ký đi làm dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Kinh nghiệm khi đi du lịch mùa nắng nóng

Người lao động -

Kinh nghiệm khi đi du lịch mùa nắng nóng

Cả nước đang bước vào đợt nắng nóng đỉnh điểm, kéo dài trong suốt thời gian nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Chúng ta cần đặc biệt lưu ý những kinh nghiệm khi đi du lịch dưới đây để được an toàn và khỏe mạnh.

Bảo đảm an sinh xã hội cho người lao động theo định hướng Đại hội XIII của Đảng

Đời sống -

Bảo đảm an sinh xã hội cho người lao động theo định hướng Đại hội XIII của Đảng

Hướng tới mục tiêu cao nhất của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam: dân giàu - nước mạnh - dân chủ - công bằng - văn minh, đồng thời góp phần vào mục tiêu của thời đại là hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, một vấn đề quan trọng cần thực hiện đó là chính sách bảo đảm an sinh xã hội. Triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, trong những năm qua, công tác bảo đảm an sinh xã hội ở Việt Nam đã đạt được những kết quả tích cực. Tuy nhiên, từ quá trình này cũng đặt ra một số vấn đề đòi hỏi phải có những định hướng giải pháp nhằm giải quyết rốt ráo để công tác bảo đảm an sinh xã hội ở Việt Nam đạt kết quả tốt hơn nữa trong thời gian tới.

Bông hoa sống với nghề bằng trái tim nhiệt huyết và yêu thương

Đời sống -

Bông hoa sống với nghề bằng trái tim nhiệt huyết và yêu thương

Đến với miền núi phía Tây huyện hướng Hóa, dưới chân núi Trường Sơn hùng vĩ, có một ngôi trường mang tên Trường Tiểu học Hướng Phùng. Ở nơi đó, có những người thầy, người cô dành trọn cả thanh xuân của mình cho học sinh thân yêu. Khi bước chân đến ngôi trường này, người để lại nhiều ấn tượng sâu sắc cũng như sự ngưỡng mộ trong mỗi chúng ta là một nữ Phó Hiệu trưởng trẻ trung, thân thiện với khuôn mặt phúc hậu, tác phong nhanh nhẹn và đặc biệt là phong cách giao tiếp hết sức chân tình, cởi mở với mọi người.

Cần làm rõ “lỗ hổng” về quy trình an toàn trong vụ 7 công nhân tử vong tại Yên Bái

Người lao động -

Cần làm rõ “lỗ hổng” về quy trình an toàn trong vụ 7 công nhân tử vong tại Yên Bái

TS. Nguyễn Anh Thơ - Viện trưởng Viện Khoa học ATVSLĐ cho rằng các đoàn điều tra cần điều tra làm rõ Công ty CP Xi măng và Khoáng sản có thực hiện đúng các quy trình an toàn hay không?

Dành cho người lao động những gì tốt đẹp nhất

Đời sống -

Dành cho người lao động những gì tốt đẹp nhất

Trong suốt quá trình xây dựng và phát triển, Công ty Cổ phần Thương mại và Xuất nhập khẩu (CPTM&XNK) Việt Hồng Chinh có trụ sở tại TP. Đông Hà, tỉnh Quảng Trị luôn đặt lợi ích của người lao động (NLĐ) lên trên hết.

“Cây sáng kiến” của Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hoá

Đời sống -

“Cây sáng kiến” của Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hoá

Không ngừng học tập, lao động và sáng tạo, những năm qua, anh Lê Đức Vưỡng - Quản đốc xưởng sản xuất của Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hoá (thuộc Công ty Cổ phần Tổng công ty Thương mại Quảng Trị) đã có nhiều đề tài, sáng kiến, cải tiến giúp nhà máy làm lợi hàng tỉ đồng. Với những cống hiến mang lại nhiều lợi ích thiết thực đó, anh Vưỡng vinh dự là gương mặt tiêu biểu duy nhất của tỉnh Quảng Trị được trao tặng Giải thưởng Nguyễn Đức Cảnh lần thứ IV, năm 2023.