Công nhân cần hiểu rõ xu hướng tuyển dụng để không rơi vào làn sóng cắt giảm
TP. HCM: Doanh nghiệp cắt giảm lao động hàng loạt tiềm ẩn bất ổn về an toàn xã hội |
Các công nhân thuộc diện cắt giảm của Công ty PouYuen Việt Nam (TP Hồ Chí Minh) làm thủ tục để chấm dứt hợp đồng lao động. Ảnh: ĐỨC LONG |
Nâng cao năng lực, có thái độ làm việc tốt để không bị cắt giảm
Tổng cục Thống kê thông tin, trước biến động của thị trường quốc tế và trong nước, những tháng cuối năm 2022, một số doanh nghiệp (đặc biệt trong lĩnh vực dệt may, da giày, chế biến gỗ) đã gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, bị cắt giảm đơn hàng, dẫn đến phải cắt giảm việc làm. Số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý IV/2022 là hơn 1,08 triệu người (tăng 24,9 nghìn người so với quý trước). Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý IV/2022 là 2,32% (tăng 0,04 điểm phần trăm so với quý trước).
Theo đồng chí Nguyễn Qui Hoàng - phụ trách về nhân sự, Chủ tịch Công đoàn Công ty CP Dệt Trần Hiệp Thành (tỉnh Tây Ninh) cho biết, doanh nghiệp luôn đủ về số lượng nhưng chưa đảm bảo về chất lượng lao động. Do vậy, việc “sàng lọc” diễn ra thường xuyên, đặc biệt sẽ sàng lọc số lượng lớn hơn trong bối cảnh thiếu việc làm như hiện nay. Doanh nghiệp sẽ tìm kiếm, giữ chân những lao động thực sự có năng lực, đóng góp giá trị cho công ty.
Hiện nay, người lao động trong các doanh nghiệp chia thành hai nhóm: Lao động có chuyên môn (có bằng trung cấp trở lên, được đào tạo bài bản về một chuyên môn, nghiệp vụ) và lao động phổ thông (không có tay nghề, được doanh nghiệp đào tạo).
Đối với lao động phổ thông, yêu cầu về kỹ năng nghề là quan trọng nhất. Ngoài ra, lao động phổ thông còn cần có một số kỹ năng như kỹ năng xử lý, giải quyết vấn đề. Nhưng thực tế hiện nay, phần lớn lao động phổ thông có một số kỹ năng ở mức thấp; một bộ phận không có khả năng dung nạp kỹ năng mới.
Đối với lao động chuyên môn, doanh nghiệp yêu cầu cao hơn. Ngoài kiến thức cần kỹ năng “cứng” và kỹ năng “mềm”. Kiến thức là nền tảng họ được đào tạo ở trường lớp, thêm kinh nghiệm thực tế sau quá trình làm việc. Tuy nhiên, kiến thức và kinh nghiệm đó chưa đủ để làm tốt công việc. Do vậy, họ cần bồi dưỡng kỹ năng “cứng” (những gì họ được lặp đi lặp lại, ví dụ cán bộ nhân sự chuyên tính lương), kỹ năng “mềm” (kỹ năng giải quyết vấn đề, thuyết trình, giao tiếp…). Trong đó, kỹ năng “mềm” ngày càng quan trọng và được doanh nghiệp tìm kiếm ở người lao động trong những năm gần đây.
"Khi thị trường lao động thiếu việc làm, để xem xét danh sách sàng lọc, doanh nghiệp sẽ quan tâm đến người lao động ở hai khía cạnh: Có tuân thủ nội quy lao động và làm việc với năng suất lao động tốt hay không (đặc biệt là có nhiều sáng kiến cải tiến, đề xuất để tăng chất lượng sản phẩm).
Họ sẽ tiến hành “sàng lọc” nhóm lao động không đảm bảo chất lượng (làm việc không có năng suất, thường xuyên vi phạm) để tuyển người mới nhằm đáp ứng yêu cầu cả về chất lượng và số lượng.
Nhóm đối tượng có thâm niên cũng có nguy cơ bị sàng lọc vì chúng ta ngầm hiểu rằng, doanh nghiệp sẽ phải chi trả tiền lương, trợ cấp, Bảo hiểm xã hội… cho họ ở mức cao. Tình trạng này có dấu hiệu lan rộng trong bối cảnh doanh nghiệp thiếu đơn hàng, nhất là ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Có doanh nghiệp đã cắt giảm hàng loạt lao động làm việc 20 năm để tuyển mới lao động nhằm giảm chi phí nhân công và các chi phí khác".
Đồng chí Nguyễn Qui Hoàng cho biết, Bộ luật Lao động năm 2019 có nhiều quy định nhằm bảo vệ lao động nữ, đặc biệt là Điều 137 “Bảo vệ thai sản”. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, lao động nữ gặp nhiều rào cản hơn lao động nam chính vì được nghỉ 30 phút/ngày trong thời gian hành kinh, được nghỉ 60 phút/ngày trong thời gian làm việc để chăm sóc con... Doanh nghiệp sẽ tính toán: Một dây chuyền sản xuất 3 ca, liên tục 24h/ngày, nếu giải quyết 1 trường hợp lao động nữ mang thai và nuôi con nhỏ mà không có người thay thế sẽ làm đứt gãy dây chuyền sản xuất. Nếu người lao động chấp nhận làm thêm theo thỏa thuận thì doanh nghiệp phải trả mức lương làm thêm giờ sẽ tăng 100%. Đây là bài toán chi phí doanh nghiệp luôn xem xét.
Ở một số ngành nghề thâm dụng lao động, do thời gian làm việc kéo dài và thường xuyên tăng ca nên lao động nữ ở độ tuổi sau 40 không còn đảm bảo sức khỏe, duy trì hiệu suất công việc cao. Đây cũng là yếu tố bất lợi khiến lao động nữ sau 40 tuổi khó giữ được việc làm so với lao động nam.
Lao động ngành Chế biến gỗ có nguy cơ bị cắt giảm do thiếu đơn hàng. Ảnh: LÊ LÂM |
“Doanh nghiệp vẫn cần lao động thâm niên, tay nghề. Tuy nhiên, ở góc độ xã hội học, vô tình lao động thâm niên làm cản trở doanh nghiệp nâng cao năng suất lao động. Do vậy, trong các khu công nghiệp vẫn có các tập đoàn đa quốc gia, chuyên sản xuất hàng may mặc tìm lý do để sàng lọc lao động làm việc 20 năm. Những lao động này khi đi tìm công việc mới rất khó khăn” - đồng chí Nguyễn Qui Hoàng cho biết.
Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội cần thông tin về nhóm ngành cần tuyển lao động
Hiện tại, phần lớn doanh nghiệp đều đang dư thừa lao động. Công tác tuyển dụng của doanh nghiệp thuận lợi do số lượng lớn lao động thiếu việc làm. Phần lớn đối tượng bị cắt giảm là lao động phổ thông, nhưng tùy thuộc vào từng địa phương, ngành nghề. Ngoài lao động phổ thông, một số ngành nghề đang dôi dư như chuyên ngành pháp lý doanh nghiệp, kế toán, marketing… Đơn cử, một vị trí pháp chế, trong 3 ngày đăng tuyển có thể nhận được tới 200 hồ sơ xin việc.
Nhóm ngành đang thiếu mà doanh nghiệp tìm kiếm là ngành kỹ thuật với các vị trí như bảo trì điện, cơ khí chế tạo… Có vị trí tuyển mấy tháng trời cũng không tìm được ứng viên. Với các vị trí này doanh nghiệp thường tuyển người có bằng cấp rõ ràng, tối thiểu phải là bậc 3/7 hoặc tốt nghiệp trung cấp chuyên ngành về điện. Bởi đây là những công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động. Nếu chỉ được đào tạo ngắn hạn sẽ không được đảm bảo yêu cầu công việc.
Theo đồng chí Nguyễn Qui Hoàng, cả doanh nghiệp và người lao động đang rất cần thông tin chính thức từ ngành Lao động – Thương binh và Xã hội để xác định rõ những nhóm ngành nào đang cần tuyển lao động. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các địa phương cần công khai số liệu lao động mà doanh nghiệp đang thiếu để người lao động sẵn sàng dịch chuyển và học thêm để đáp ứng yêu cầu công việc. Dĩ nhiên, việc lao động phổ thông chuyển sang một vị trí chuyên môn sẽ tốn thời gian, công sức. Ví dụ một lao động lớp 9 chuyển sang bậc Trung cấp nghề phải mất từ 6 đến 12 tháng tùy ngành nghề (đào tạo ngắn hạn), thậm chí là 3 năm. Nhưng người lao động sẽ phải xác định học tập nâng cao trình độ để sẵn sàng vượt qua các cuộc sàng lọc như hiện nay.
"Trong bối cảnh hiện nay, để góp phần bảo đảm việc làm cho người lao động, Công đoàn cần phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp trong phương án sắp xếp lao động. Đối với Công ty CP Dệt Trần Hiệp Thành, Công đoàn tham gia trong việc xây dựng và đánh giá năng lực, trả lương nhân viên theo thành tích. Những nhân viên không đủ năng lực thì được đào tạo lại. Người không đáp ứng yêu cầu sẽ phải thương thảo và chấm dứt hợp đồng lao động. Bên cạnh thách thức, đây cũng là cơ hội để người lao động thể hiện năng lực của bản thân. Những người chỉ muốn làm việc hết giờ rồi về sẽ gặp nhiều khó khăn trong bối cảnh hiện nay. Vì trong xu thế sàng lọc, nếu không có năng lực tốt, thái độ tốt sẽ bị ảnh hưởng đến công việc. Người nào chấp nhận làm nhiều việc hơn và đồng hành sẽ được doanh nghiệp giữ lại mặc dù khó khăn.
"Tình hình cắt giảm lao động, giảm giờ làm, nghỉ việc luân phiên xuất hiện trở lại" Kinh tế Việt Nam xuất hiện nhiều khó khăn trong tháng 11, đặc biệt trong vấn đề lao động và việc làm, áp lực lớn ... |
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cắt giảm, đơn giản hóa được 17 quy định Thực hiện Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh trong năm 2022, Bộ Nông nghiệp và ... |
Doanh nghiệp bị cắt giảm đơn hàng, hơn 53.000 lao động mất việc làm Nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực dệt may, da giày, chế biến gỗ... gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, bị cắt giảm đơn ... |